PARTAMOL EXTRA

Thứ bảy - 29/11/2014 05:17
Quy cách: Vỉ 4 viên. Hộp 10 vỉ. Vỉ 4 viên. Hộp 20 vỉ. Chai 100 viên. Hộp 1 chai.
PARTAMOL EXTRA
-      Thành phần, hàm lượng: Paracetamol 325mg + Ibuprofen 200mg
-      Dạng bào chế: Viên nén tròn
1. Chỉ định:
-      Điều trị các cơn đau và viêm từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp sau: đau bụng kinh, nhức đầu, đau nửa đầu, đau hậu phẫu, đau răng, rối loạn cơ, xương khớp như viêm cứng khớp đốt sống, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, rối loạn quanh khớp, rối loạn mô mềm như bong gân và căng cơ.
-      Thuốc còn được dùng để hạ sốt.
2. Chống chỉ định:
-      Bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận.
-      Bệnh nhân nghiện rượu.
-      Bệnh nhân quá mẫn hay có cơ địa dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
-      Bệnh nhân thiếu hụt men glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
-      Bệnh nhân loét dạ dày tiến triển.
-      Bệnh nhân bị co thắt phế quản, hen suyễn, phù mạch hoặc nổi mày đay, viêm mũi nặng, phản ứng dị ứng nặng hoặc sốc sau khi dùng aspirin hoặc các NSAIA khác.
-      Phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.
3. Liều lượng và cách dùng:
       Dùng cho người lớn: Uống 1-2 viên/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ nhưng không quá 12 viên/ngày.
4. Tương tác thuốc:
-      Rượu: Thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây độc trên gan, tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở những bệnh nhân uống thường xuyên 3 ly rượu hoặc hơn mỗi ngày.
-      Thuốc chống có giật và isoniazid: Dùng đồng thời paracetamol với isoniazid hoặc thuốc chống co giật làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
-      Thuốc chống đông đường uống: Thuốc làm tăng tác dụng của coumarin và các thuốc chống đông dẫn xuất indandion.
-      Aspirin: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bảo vệ tim mạch của aspirin.
-      Thuốc điều chỉnh lipid: Ibuprofen đẩy ciprofibrat ra khỏi các vị trí gắn kết với protein.
-      Thuốc giãn cơ: Độc tính của baclofen có thể làm tăng sau khi dùng Ibuprofen. Suy thận cấp gây ra bởi Ibuprofen làm giảm bài tiết baclofen.
-      Lithi: Ibuprofen làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương hoặc huyết thanh khoảng 12-67% và làm giảm độ thanh thải của lithi ở thận.
-      Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Có một số bằng chứng về việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin, bao gồm ibuprofen, có thể làm giảm đáp ứng lên các huyết áp của các chất ức chế men chuyển (như captopril, enalapril).
-      Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) khác: Dùng chung ibuprofen và các salicylat, phenylbutazon, indomethacin, hay các NSAID khác có khả năng gây tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của thuốc này.
5. Tác dụng phụ:
-      Trên hệ tạo máu: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt.
-      Hô hấp: Hen suyễn.
-      Tiêu hóa: Khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn và nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, viêm miệng, đầy hơi, đau thượng vị, đau bụng, loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa (đôi khi nặng).
-      Phản ứng quá mẫn: Phù mạch, phát ban.
-      Hệ thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, bồn chồn, uể oải, lo lắng, lú lẫn…
-      Tai và mắt: Ù tai, giảm thính lực và thị lực.
-      Gan: Hiếm gặp các phản ứng trên gan nặng (đôi khi tử vong) như vàng da, viêm gan.
-      Da: Nổi mề đay, nổi ban đỏ, viêm da tróc vảy, hoại tử biểu bì da, nhạy cảm với ánh sáng đôi khi xảy ra.
-      Thận: Suy thận cấp và có thể kèm theo hoại tử ống thận.
-      Các tác dụng phụ khác: Phù ngoại vi và giữ nước, suy tim sung huyết, khô miệng, loét nướu và viêm mũi.


Nguồn tin: Đơn vị thông tin thuốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Giới thiệu

Lịch sử phát triển bệnh viện

Sau năm 1975, được sự tiếp quản xây dựng từ Cơ sở Y tế quận Buôn Hô. Lúc đầu là Bệnh xá sau đổi tên là Bệnh viện Huyện Krông Búk cho đến năm 1990. Việc sát nhập với Phòng Y tế Huyện, Bệnh viện được đặt tên là Trung tâm Y tế Huyện Krông Búk (1990 – 2006). Từ năm 2007 đến 2009: Trung tâm Y tế Huyện...

Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay9,333
  • Tháng hiện tại112,994
  • Tổng lượt truy cập8,503,240
Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến nhận xét về bệnh viện?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi