CEFUVIL (Calci glucoheptonat)

Thứ năm - 11/12/2014 21:26
CEFUVIL được chỉ định dùng trong các trường hợp bồi dưỡng cơ thể, thiếu Calci, phòng bệnh loãng xương. Trẻ em biến ăn, chậm lớn , còi xương, phụ nữ có thai và cho con bú.
CEFUVIL
(dung dịch uống)
Calci glucoheptonat:.. 1100mg.
VitaminD2… 100IU.
Vitamin C…. 100mg.
Vitamin PP… 50mg.
Tá dược: Acid hypophosphorous, đường trắng, natri hydroxid, tween 80, tinh dầu chanh, cồn 960, nước tinh khiết vừa đủ…. 1 ống 10ml.
CHỈ ĐỊNH:
CEFUVIL được chỉ định dùng trong các trường hợp bồi dưỡng cơ thể, thiếu Calci, phòng bệnh loãng xương. Trẻ em biến ăn, chậm lớn , còi xương, phụ nữ có thai và cho con bú.
LIỀU DÙNG:
- Người lớn: Uống 1-2 ống/lần, ngày uống 4 ống.
- Trẻ em: Uống 1 ống/ ngày.
Hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của Bác sĩ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không dùng thuốc cho các trường hợp sau:
- Rung thất trong hồi sức tim, bệnh thận và bệnh tim, tăng calci huyết, u ác tính phá hủy xương, calci niệu nặng và loãng xương do bất động, người bệnh đang dùng digitalis.
- Quá mẫn cảm với icotinamid.
- Bệnh gan nặng.
- Loét dạ dày tiến triển.
- Xuất huyết động mạch.
- Hạ huyết áp nặng.
THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC:
Những lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi dùng thuốc:
- Dùng thận trọng trong các trường hợp hoặc nhiễm toan máu.
- Tăng calci huyết có thể xãy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết, tránh nhiễm toan chuyển hóa.
Khi sử dụng nicotonamid với liều cao cho những trường hợp sau:
+ Tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có da vàng hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút, và bệnh đái tháo đường.
+ Dùng thận trọng trong các trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu, tăng calci huyết có thể khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết, tránh nhiễm toan chuyển hóa (chỉ dùng 2-3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác).
* Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Không gây tác hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
- Tuy nhiên người mang thai được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại Vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây tác hại cho mẹ và thai nhi.
* Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:
- Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì nguy cơ gây chống mặt, hạ huyết áp.
Tương tác với các thuốc khác các dạng tương tác khác:
- Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci thận: các thiazid, clo pamid, cipproloxacin, cholorthalidon, thuốc chống co giật.
- Calci làm giảm hấp thụ demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, tetracyclin,
enoxacin, fleroxacin, lomefoxacin, norfloxacin, perloxacin, sắt, kẽm và những khoáng thiết yếu khác.
- Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycozid digitalis vì tăng calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+K+ATPase của glycozid tim.
- Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thụ calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn phytat, oxalat làm giảm hấp thụ calci vì tạo thành phức hợp khó hấp thụ. Phosphat, calcitinin, natrisulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen,một số thuốc chống co giật cũng làm giảm Calci huyết.
- Thuốc lợi niệu thiazid trái lại làm tăng nồng độ calci huyết .
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC.
- Thường gặp : ADR>1/100.
Tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, buồn nôn , nôn.
Da: Đỏ da, nổi ban, cảm giác ngứa buốt. Đỏ bừng hoặc có cảm giác ấm lên, hoặc nóng.
- Ít gặp : 1>100 ADR>1/1000.
Thần kinh: Vã mồ hôi
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
SỬ DỤNG QUÁ LIỀU:
Nồng độ calci vượt 2.6mmol/ lit được coi là tăng calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na + K + ATPase của glycoziid tim.
TRÌNH BÀY: Ống thủy tinh màu 10 ml
- Hộp 2 vỉ x 10 ống
Hạn dùng và bảo quản:
- Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn: TCCS

Nguồn tin: Đơn vị thông tin thuốc

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Giới thiệu

Lịch sử phát triển bệnh viện

Sau năm 1975, được sự tiếp quản xây dựng từ Cơ sở Y tế quận Buôn Hô. Lúc đầu là Bệnh xá sau đổi tên là Bệnh viện Huyện Krông Búk cho đến năm 1990. Việc sát nhập với Phòng Y tế Huyện, Bệnh viện được đặt tên là Trung tâm Y tế Huyện Krông Búk (1990 – 2006). Từ năm 2007 đến 2009: Trung tâm Y tế Huyện...

Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay1,813
  • Tháng hiện tại60,938
  • Tổng lượt truy cập9,068,982
Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến nhận xét về bệnh viện?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi