CONCOR® COR
Admin
2014-12-06T04:40:08-05:00
2014-12-06T04:40:08-05:00
https://benhvienbuonho.com/index.php/Thong-tin-Thuoc/CONCOR-COR-126.html
/themes/default/images/no_image.gif
Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ
https://benhvienbuonho.com/uploads/logo2008_2.png
Thứ bảy - 29/11/2014 05:08
Bisoprolol là thuốc phong bế chọn lọc trên receptor bêta 1 - adrenergic (chất chẹn bêta tác dụng chọn lọc trên tim). Ở liều điều trị, thuốc không có hoạt tính kích thích thần kinh giao cảm nội tại hay làm ổn định màng tế bào. Thuốc có ái lực thấp với receptor bêta 2 - adrenergic trên cơ trơn phế quản và mạch máu cũng như receptor bêta 2 - adrenergic liên quan đến điều hòa chuyển hóa.
CONCOR® COR 2,5mg
- Thành phần, hàm lượng: Bisoprolol fumarate 2,5mg.
- Dạng bào chế: Viên nén.
Dược lực học:
Bisoprolol, hoạt chất chính của Concor Cor, là thuốc chẹn thụ thể β1 giao cảm chọn lọc, không có tính ổn định màng và hoạt tính giống giao cảm nội tại. Bisoprolol cho thấy ít có tác dụng trên thụ thể β2 của cơ trơn phế quản và mạch máu cũng như lên ảnh hưỏng trên chuyển hóa liên quan đến thụ thể β2. Do đó, bisoprolol nhìn chung không ảnh hưởng lên trở kháng đuờng thở và các tác dụng lên chuyển hóa qua trung gian thụ thế β2. Đặc tính chọn lọc trên β1 của thuốc vẫn tồn tại với liều vượt khỏi khoảng liều điều trị.
Dược động học:
- Hấp thu: Bisoprolol được hấp thu hẩu như hoàn toàn từ ống tiêu hóa (90%) và vì chỉ có một lượng nhỏ khoảng 10% qua chuyển hóa bước đầu nên sinh khả dụng của thuốc đạt khoảng 90% sau khi uống. Sinh khả dụng của bisoprolol không bị ảnh hưỏng bởi thức ăn. Đường biểu diễn động học và nồng độ trong huyết tương của Bisoprolol cho thấy tỷ lệ với liều dùng trong khoảng liều từ 5 đến 20 mg. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng 2-3 giờ.
- Phân bố: Bisoprolol được phân bố rộng rãi. Thể tích phân bố là 3,5 l/kg. Khoảng 30% gắn với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: Bisoprolol được chuyển hóa qua con đường oxy hóa mà không có sự liên hợp sau đó. Tất cả các chất chuyển hóa rất phân cực được đào thải qua thận. Chất chuyển hóa chính trong huyết tương và nước tiểu không có hoạt tính dược lý. Thử nghiệm in vitro trên microsome gan người cho thấy bisoprolol bị chuyển hóa chủ yếu qua CYP3A4 (~ 95 %), và một phẩn nhồ qua CYP2D6.
- Thải trừ: Độ thanh thải bisoprolol có sụ cân bằng giữa sự bài tiết qua thận với dạng không đổi (50%) và chuyển hóa qua gan (50%) thành chất chuyển hóa và cuối cùng cũng được đào thải qua thận. Độ thanh thải toàn phẩn của bisoprolol khoáng 15 l/h. Thời gian bán thải từ 10 – 12 giờ.
1. Chỉ định:
Điều trị suy tim mãn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái, kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và các glycoside tim.
2. Liều dùng và cách dùng:
Phác đổ điều trị chuẩn suy tim mãn tính gồm có các thuổc ức chế men chuyển (ACE) (hoặc chẹn thụ thể angioténsin trong trường hợp không dung nạp các thuốc ức chế men chuyển), chẹn beta, thuốc lợi tiểu va với cácglycoside trợ tim khi thích hợp.
Trước khi điều trị suy tim mãn ổn định với ConcorCor, cần thiết phải có một giai đoạn chỉnh liều đặc biệt và cần đưọc bác sĩ theo dõi thường xuyên.
Các điều kiện trước khi điều trị với bisoprolol là suy tim mãn ổn định mà không bị suy tim cấp.
Bácsĩ điều trị cẩn phải có kinh nghiệm trong điều trị suy tim mãn.
Điều trị suy tim mãn ổn định với bisoprolol được khởi đẩu theo phác đồ chuẩn dưới đây, đáp ứng của mỗi bệnh nhân có thể tùy thuộc vào cách dung nạp của bệnh nhân đối với mỗi liều, có nghĩa là chỉ tăng liều khi đã dung nạp tốt liều trước đó.
Tuẩn 1: 1,25 mg bisoprolol (½ viên Concor Cor 2,5 mg) một lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 2: 2,5 mg bisoprolol (1 viên Concor Cor 2,5 mg) một lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 3: 3,75 mg bisoprolol (1 ½ viên Concor Cor 2,5 mg) một lẩn/ngày, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 4-7: 5 mg bisoprolol (2 viên Concor Cor 2,5 mg) một lẩn/ngày*, nếu dung nạp tốt, tăng lên
Tuẩn 8 -11: 7,5 mg bisoprolol (3 viên Concor Cor 2,5 mg) một lần/ngày*, nếu dung nạp tốt tăng lên
Tuần 12 và sau đó: 10 mg bisoprolol (4 viên Concor Cor 2,5 mg) một lần/ngày như liều duy trì*.
*Concor Cor 2,5 mg thích họp cho khởi đầu điều trị suy tim mãn ổn định. Điều trị duy trì nên dùng dạng hàm lượng cao hơn có sẵn.
Liều khuyến cáo tối đa là 10 mg bisoprolol một lần mỗi ngày. Bệnh nhân nên được theo dõi và duy trì ở mức liều này trừ khi không thể được do tác dụng phụ.
Cần theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sống còn (huyết áp, nhịp tim) và các dấu hiệu suy tim nặng lên trong giai đoạn chỉnh liều.
Thay đổi điểu trị:
Trong giai đoạn chỉnh liều hoặc sau đó, nếu xảy ra suy tim nặng hơn thoáng qua, hạ huyết áp hay chậm nhịp tim, khuyến cáo nên xem xét lại liều của các thuốc đang sử dụng đồng thời. Giảm liều Bisoprolol tạm thời hoặc xem xét ngưng điều trị Bisoprolol khi cần thiết.
Luôn nên cân nhắc bắt đẩu sử dụng lại Bisoprolol và/hoặc tăng liều khi bệnh nhân ổn định trở lại.
Thời gian điều trị:
Điều trị với ConcorCor thường là điều trị lâu dài.
Việc điều trị có thể ngưng khi cẩn thiết và sử dụng lại khi thích hợp. Không được ngưng điều trị đột ngột hay thay đổi liều mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì điều này có thể làm suy tim nặng hơn tạm thời. Đặc biệt là đối với bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ, không nên ngừng điều trị đột ngột. Nếu cần thiết phải ngưng điều trị, nên giảm liều từ từ.
Các trường hợp đặc biệt Suy thận hay suy gan:
Không có thông tin về dược động học của bisoprolol ở bệnh nhân suy tim mãn kèm suy gan hay suy thận. Việc xác định liều cho các trường hợp này cần hết sức thận trọng.
Người già: Không cần điều chỉnh liều.
Trẻ em: chưa có kinh nghiệm đầy đủ về việc sử dụng bisoprolol cho trẻ em, vì thế không khuyến cáo sủ dụng ConcorCor cho trẻ em.
Cách dùng:
Concor Cor nên sử dụng vào buổi sáng, kèm hay không kèm thức ăn.
Nuốt nguyên viên thuốc vói nuớc, không được nhai.
3. Chống chỉ định:
Không dùng ConcorCor cho các trường họp sau:
- Suy tim cấp hoặc các giai đoạn suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim,
- Sốc do rối loạn chức năng tim (sốc do tim),
- Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nghiêm trọng (blốc nhĩ thất độ II hay độ III) không có máy tạo nhịp,
- Hội chứng suy nút xoang,
- Blốc xoang nhĩ,
- Nhịp tim chậm, gây ra triệu chứng thực thể,
- Huyết áp thấp, gây ra triệu chứng thực thể,
- Hen phế quản nặng hoặc tắc nghẽn phổi mãn tính nặng (COPD),
- Thể nặng của bệnh tắc động mạch ngoại biên hay hội chứng Raynaud,
- U tuyến thượng thận chưa điều trị (u tế báo ưa crôm),
- Toan chuyển hóa,
- Mẫn cảm với bisoprolol hay bất cú thàrh phần nào của thudc.
4. Lưu ý và thận trọng:
Concor Cor phải đuọc sử dụng một cách thận trọng các trưòng họp sau:
- Tiểu đường có mức đường huyết ít thay đổi bất thường: các triệu chứng rõ rệt của chứng hạ đường huyết như mạch nhanh, hồi hộp hay tiết mồ hôi có thể bị che dấu,
- Nhịn ăn nghiêm ngặt,
- Đang điều trị dị ứng,
- Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nhẹ (blốc nhĩ thất độ I),
- Chứng đau thắt ngực Prinzmetal
- Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên (bệnh có thể tăng lên đặc biệt là khi bắt đầu điều trị),
- Bệnh nhân bị bệnh vẩy nến hay có tiền sủ bệnh vảy nén.
Hệ hô hấp: Các trường hợp hen phế quản hay các bệnh có triệu chúng tắc nghẽn phổi mãn tính, cần đổng thời điều trị giãn phế quản. Thỉnh thoảng có thể xảy ra sự gia tăng đề kháng đường thở ở những bệnh nhân hen suyễn, cần liều thuốc cường giao cảm β32 cao hơn.
Các phản ứng di ứng: Các thuốc chẹn β, bao gồm Concor Cor, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các chất gây dị ứng và mức độ nghiêm trọng của những phản ứng quá mẫn do sự điều hòa giao cảm ngược dưới tác dụng phong tỏa β co thể giảm đi. Điều trị với adrenalin không luôn mang đến hiệu quả điều trị mong muốn.
Gây mê tổng quát: Trong trường hợp bệnh nhân gây mê tổng quát, sử dụng thuốc chẹn β giúp giảm nguy cơ loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ cơ tim trong giai đoạn dẫn mê, đặt nội khí quản và trong giai đoạn hậu phẫu. Hiện nay đang khuyến cáo nên duy trì thuốc chẹn β trong giai đoạn chu phẫu. Bác sĩ gây mê phải được thông báo trong trường hợp bệnh nhân cần gây mê có sử dụng thuốc chẹn β do nguy cơ tương tác với các thuốc khác, làm chậm nhịp tim, làm giảm phản xạ tăng nhịp tim và giảm khả năng phản xạ để bù lại sự mất máu. Nếu cần thiết phải ngưng sử dụng thuốc chẹn β trước khi giải phẫu, nên giảm liều dần dần và kết thúc 48h trước khi gây mê.
U tế bào ưa crôm: Ở bệnh nhân u tuyến thượng thận (u tế bào ưa crôm), chỉ nên sử dụng ConcorCor sau khi phong tỏa thụ thể α.
Nhiễm đôc tuyến giáp: Khi điều trị với Concor Cor các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp (nhiễm độc tuyến giáp) có thể bị che dấu.
Các trường hợp đặc biệt: Cho đến nay, chưa có kinh nghiệm đẩy đủ trong việc sử dụng Concor Cor cho bệnh nhân suy tim kèm tiểu đưòng týp I lệ thuộc insulin, suy chức năng thận nặng, suy chức năng gan nặng, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh tim bẩm sinh hay bệnh van tim thực thể có liên quan đến huyết động lực. Chưa có đầy đủ kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân suy tim nhẹ (NYHAII) cũng như suy tim và nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng trước đó.
5. Tác dụng phụ:
Các tác dụng phụ duới đây được sắp xếp theo hệ thống phân loại cơ quan. Tẩn xuất đuợc phân loại như sau:
Rất thưòng gặp (> 10%), thường gặp (>1% và < 10%), ít gặp (>0,1% và < 1%), hiếm (≥ 0,01% và < 0,1%), rất hiếm (<0,01 %).
• Các xét nghiệm:
Hiếm: tăng triglycerides, tăng men gan (ALAT, ASAT)
• Các rối loạn tim:
Rất thường gặp: chậm nhịp tim
Thường gặp: tăng suy tim
ít gặp: rối loạn dẫn truyển nhĩ thất
• Các rối loạn ở hệ thần kinh:
Thường gặp: chóng mặt, nhức đẩu
Hiếm gặp: ngất
• Các rối loạn về mắt:
Hiếm: giảm nước mắt (cần lưu ý nếu bệnh nhân dùng kính sát tròng)
Rất hiếm: viêm kết mạc
• Các rối loạn về tai và tai trong:
Hiếm: rối loạn thính giác
• Các rối loạn vể hô hấp, ngực và trung thất:
Ít gặp: co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản hay có tiền sử tắc nghẽn khí quản Hiếm: viêm mũi dị ứng
• Các rối loạn vế tiêu hóa:
Thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón
• Các rối loạn vể da và mô dưới da:
Hiếm: các phản ứng mẫn cảm như ngứa, đỏ da, phát ban
Rất hiếm: rụng tóc. Các thuốc chẹn β có thể gây ra hay làm nặng thêm bệnh vảy nến hoặc ban đỏ như vảy nến.
• Các rối loạn vể cơ xương và mô liên kết: Ít gặp: yếu cơ, vọp bẻ
• Các rối loạn về mạch:
Thường gặp: cảm thấy lạnh hay tê cóng tay chân, hạ huyết áp đặc biệt ở bệnh nhân suy tim.
Ít gặp: hạ huyết áp thế đứng.
• Các rối loạn khác: Thường gặp: hen suyễn, mệt mỏi
• Các rối loạn gan mật: Hiếm: viêm gan
• Các rối loạn về hệ sinh sản và ngực: Hiếm: rối loạn cường dương
• Các rối loạn tâm thần:
Ít gặp: trẩm cảm, rối loạn giấc ngủ
Hiếm: ác mộng, ảo giác
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc. Để phòng ngừa những tác dụng nghiêm trọng, phải thông báo ngay cho bác sĩ khi tác dụng là nghiêm trọng, bất ngờ xảy ra hay trở nên nặng hơn.
6. Tương tác:
Tác dụng và khả năng dung nạp của thuốc có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng đổng thời nhiều thuốc. Các tương tác có thể xảy ra khi thuốc này được sử dụng ngay sau thuốc khác. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một thuốc khác nào đó, ngay cả thuốc không kê đơn.
Kết hợp không nên dùng
Các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I (như quinidine, disopyramide, lidocaine, phenytoin; flecainide, propafenone) có thể làm tăng tác dụng ức chế của Concor Cor lên dẫn truyền xung lực nhĩ thắt và tính co thắt tim.
Các chất đối kháng Canxi kiểu verapamil và diltiazem cỏ thể làm giảm tính co thẳt cơ tim và làm chậm dẫn truyền xung lực nhĩ thất khi dùng chung với Concor Cor. Đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch verapamil cho bệnh nhân đang điều trị với thuốc chẹn β có thể gây ra hạ huyết áp mạnh và blốc nhĩ thất.
Các thuốc hạ huyết áp có tác dụng trung tâm (như Clonidine, methyldopa, moxonodine, rilmenidine) có thể làm giảm nhịp tim và cung lượng tim cũng như giãn mạch do giảm trương lực giao cảm trung ương. Ngưng dùng thuốc đột ngột, đặc biệt là trước khi ngưng sử dụng thuốc chẹn β có thể làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp hồi ứng” .
Kết hợp phải thận trọng
- Các chất đối kháng Canxi kiểu dihyd-ropyridine như felodipine và amlodipine có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp khi dùng chung với Concor Cor. Không loại trừ gia tăng nguy cơ biến thoái chức năng bơm tâm thất ở bệnh nhân suy tim.
- Các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như amiodarone) có thể làm tăng tác dụng ức chế của Concor Cor trên dẫn truyền xung lực nhĩ thất. Các thuốc chẹn β tại chỗ (như thuốc nhỏ mắt điều trị glaucoma) có thể có tác dụng hiệp lực vào tác dụng hệ thống của Concor Cor.
- Các thuốc cường phó giao cảm có thể làm tăng tác dụng ức chế lên dẫn truyền xung lực nhĩ thất và nguy cơ chậm nhịp tim khi dùng chung với Concor Cor.
- Tác dụng giảm đường huyết của insulin và các thuốc tiểu đường dùng đường uống có thể tăng lên. Các dấu hiệu cảnh báo của tình trạng giảm đường huyết – đặc biệt là tăng nhịp tim – có thể bị che dấu hay tiêu trừ. Các tương tác này thường xảy ra với các chẹn β không chọn lọc.
- Các thuốc gây mê có thể làm tăng nguy cơ ức chế tim của Concor Cor, dẫn đến hạ huyết áp (nếu cẩn thêm thông tin về gây mê tổng quát, xin xem phần cảnh báo và thận trọng).
- Các glycoside tim (digitalis) có thể làm tăng thời gian dẫn truyền xung động và vì thế làm giảm nhịp tim khi dùng chung vởi Concor Cor.
- Các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Concor Cor.
- Các chất cường giao cảm β (như isoprenaline, dobutamine) sử dụng chung với Concor Cor có thể làm giảm tác dụng của cả hai.
- Sự kết hợp giữa Concor Cor và chẩt cường giao cảm hoạt hóa cả thụ thể β và α (như noradrenaline, adrenaline) có thể làm tăng tác dụng co mạch gián tiếp qua thụ thể α của các thuốc này làm tăng huyết áp và trầm trọng hơn chứng khập khiễng cách hồi. Các tương tác này thường xảy ra với các chẹn β không chọn lọc.
- Các thuốc trị cao huyết áp cũng như các thuốc khác có khả năng làm hạ huyết áp (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturate, phenothiazine) có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Concor Cor.
Kết hợp cần cân nhắc
- Mefloquine có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim nếu dùng kết hợp với Concor Cor.
- Thuốc ức chế Monoamine oxidase (ngoại trừ IMAO-B) có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chẹn β. Tuy nhiên sử dụng đồng thời cũng có thế có nguy cơ tăng huyết áp đột ngột.
7. Quá liều:
Các dấu hiệu thường gặp nhất khi quá liều Concor Cor bao gồm: chậm nhịp tim, tụt huyết áp, suy tim cấp, hạ đường huyết và co thắt phế quản. Trường hợp nghi ngờ quá liều Concor Cor, phải thông báo ngay cho bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ quá liều, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điểu trị. Tác hại của quá liều có thể khác nhau ỏ mỗi người và rất nhạy cảm với những bệnh nhân bị suy tim.
Nói chung, khi quá liều cẩn ngưng điều trị bisoprolol và tiến hành điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Các số liệu hạn chế cho thấy bisoprolol khó bị thẩm phân.
Nguồn tin: Đơn vị thông tin thuốc