Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường

Thứ năm - 04/12/2014 09:37
Trước đây, đa phần các sản phụ thường sinh nở bằng cách thông thường “sinh tự nhiên” và chỉ sinh mổ khi thai ngược, thai quá to…Nhưng ngày nay với mong muốn con sinh ra vào giờ đẹp, ngày đẹp lại không phải chui qua tử cung của người mẹ (quan niệm đẻ thường sẽ không thông minh) nên đa phần các bà mẹ chọn cách sinh mổ.
Tuy nhiên, theo công bố từ ESPGHAN (tổ chức Y khoa của Châu Âu) chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa cho thấy trẻ sinh mổ có sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá đối với trẻ sinh thường.

Sự khác biệt của hệ miễn dịch
Trẻ sinh thường mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt
Bào thai được nuôi trong một môi trường vô khuẩn và cơ thể con người chỉ bắt đầu tiếp cận với vi trùng khi được sinh ra. Đối với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Hơn nữa, việc sinh qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.


 

Trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn.
Trẻ sinh mổ mất 6 tháng để hệ miễn dịch hoạt động tốt
Trong khi đó, các bé sinh mổ lại sinh ra trong môi trường đảm bảo vô khuẩn nên khi ra đời tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh (môi trường bệnh viện), việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng, và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Bên cạnh đó, việc không qua ống sinh tự nhiên của mẹ, khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, dẫn đến tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, có thể gây suy hô hấp hoặc các bệnh về hô hấp sau này.

Sự khác biệt của hệ tiêu hoá
Trẻ sinh thường thu nạp vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Trẻ sinh thường được thừa hưởng ở mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó hình thành vi khuẩnchí đường ruột giúp trẻ giảm mắc các bệnh dị ứng như chàm sữa, hen, dị ứng thức ăn, giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Mặt khác vi khuẩn đường ruột còn tham gia tổng hợp vitamine K, B rất tốt cho sức khỏe của trẻ.


 

Trẻ sinh mổ dễ bị nôn trớ, tiêu chảy…
Trẻ sinh mổ dễ nôn trớ, táo bón, tiêu chảy
Trẻ sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch mà còn tác động đến hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp như: nôn trớ, táo bón, kém phát triển, tiêu chảy… do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm.
Lời kết
Theo thống kê cho thấy 50-55% trẻ sau sinh sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt gia tăng tỷ lệ ở trẻ sinh mổ. Bên cạnh đó, trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn trẻ sinh mổ bởi trong quá trình chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.
Vì vậy, một lời khuyên hữu ích dành cho các bà mẹ là chọn sinh bằng phương pháp thông thường để trẻ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chỉ trong một số trường hợp bất khả kháng như đa thai, cạn ối, ngôi ngược…thì mới sử dụng phương pháp sinh mổ.


Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Giới thiệu

Lịch sử phát triển bệnh viện

Sau năm 1975, được sự tiếp quản xây dựng từ Cơ sở Y tế quận Buôn Hô. Lúc đầu là Bệnh xá sau đổi tên là Bệnh viện Huyện Krông Búk cho đến năm 1990. Việc sát nhập với Phòng Y tế Huyện, Bệnh viện được đặt tên là Trung tâm Y tế Huyện Krông Búk (1990 – 2006). Từ năm 2007 đến 2009: Trung tâm Y tế Huyện...

Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay2,200
  • Tháng hiện tại113,145
  • Tổng lượt truy cập8,503,391
Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến nhận xét về bệnh viện?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi