Phương pháp ngăn ngừa dịch hạch nguy hiểm xâm nhập vào Việt Nam

Thứ năm - 27/11/2014 10:35
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao và được mệnh danh là “cái chết đen”. Trong lịch sử, dịch hạch từng gây nên một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, giết chết vài chục triệu người trong thời trung cổ.
Theo tin cho biết, Bộ Y tế Madagascar (quốc đảo thuộc châu Phi) vừa ra thông báo bùng phát dịch hạch. Chỉ trong 3 tháng, quốc đảo này đã ghi nhận 119 ca mắc bệnh dịch hạch, với 40 ca tử vong.

Để ngăn ngừa các nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra, ngày 24/11, Bộ Y tế Việt Nam đã khẩn cấp yêu cầu các tỉnh, thành giám sát dịch trên động vật hoang dã, tập trung vào chuột, bọ chét và tăng cường các công tác phòng chống dịch bệnh trên khắp các tỉnh thành. Phát biểu về vấn đề này, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định: “Dù 12 năm trở lại đây, nước ta không ghi nhận trường hợp mắc, nhưng nguy cơ lây lan bệnh dịch hạch từ nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn”. Hai ca mắc bệnh cuối cùng tại Việt Nam được ghi nhận vào tháng 8/2002.

 
Bệnh dịch hạch được gọi là “cái chết đen” trong lịch sử nhân loại.

Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da với động vật mang nguồn bệnh hoặc thông qua nước bọt của người bệnh khi ho.

Bệnh dịch hạch gồm các thể hạch, thể phổi, thể nhiễm trùng huyết với những triệu chứng tiêu biểu gồm: Rét run, sốt cao, đau đầu, chóng mặt, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, ho có máu…

Qua đó, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế phối hợp với lực lượng chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt người, động vật nhập khẩu vào nước ta, đặc biệt với các phương tiện vận tải xuất phát từ vùng đang lưu hành bệnh dịch hạch. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp đồ đạc, dụng cụ trong nhà ở, nhà kho hợp lý, nuôi mèo, đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, không chế, phá hủy nơi sinh sản của chuột, bọ chét.

Khi phát hiện có chuột chết bất thường phải khai báo ngay cho cơ quan y tế. Nếu có người nhà, hàng xóm biểu hiện bệnh dịch hạch (sốt, nổi hạch...) phải đến ngay cơ sở y tế đế khám và điều trị kịp thời.

Benh.vn (tổng hợp)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Giới thiệu

Lịch sử phát triển bệnh viện

Sau năm 1975, được sự tiếp quản xây dựng từ Cơ sở Y tế quận Buôn Hô. Lúc đầu là Bệnh xá sau đổi tên là Bệnh viện Huyện Krông Búk cho đến năm 1990. Việc sát nhập với Phòng Y tế Huyện, Bệnh viện được đặt tên là Trung tâm Y tế Huyện Krông Búk (1990 – 2006). Từ năm 2007 đến 2009: Trung tâm Y tế Huyện...

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay9,333
  • Tháng hiện tại112,930
  • Tổng lượt truy cập8,503,176
Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến nhận xét về bệnh viện?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi