Không dùng ceftriaxone với các sản phẩm có canxi

Thứ năm - 04/12/2014 10:15
Ceftriaxone là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng.

Ceftriaxone là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng.

Giống như các dòng cephalosporin khác, như penicillin, ceftriaxone (xếp-tri-a-dôn) là loại thuốc có khả năng gây phản ứng quá mẫn, nặng nhất là sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy tỷ lệ gây sốc phản vệ của ceftriaxone tương đối hiếm nhưng đã được các báo cáo ADR (những phản ứng có hại của thuốc) ghi nhận trong các thông báo từ trước của ngành y tế trong nước cũng như quốc tế.

Sốc phản vệ do ceftriaxone ở trẻ sơ sinh đã được ghi nhận do sử dụng chung với các sản phẩm có canxi. Việc sử dụng ceftriaxone chung với các dung dịch hartmann hoặc ringer lactate là những dịch có chứa thành phần canxi có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm ceftriaxone đã được ghi nhận như sau:

- Chống chỉ định dùng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da tăng bilirubin, đặc biệt ở trẻ sinh non.

- Không nên trộn ceftriaxone với các sản phẩm có chứa canxi, như dung dịch ringer lactate hoặc hartmann hoặc sử dụng cùng với các sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường truyền tĩnh mạch có chứa canxi. Không sử dụng ceftriaxon và các sản phẩm có chứa canxi qua đường tĩnh mạch chung hoặc khác đường truyền trong vòng 48 giờ.

- Cần lưu ý các trường hợp sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh do tương tác giữa ceftriaxone và canxi cũng không thể loại trừ nguy cơ này ở các lứa tuổi khác.

Thầy thuốc cần phải hỏi kỹ tiền sử đã sử dụng sản phẩm có chứa canxi trong vòng 48 giờ qua trước khi dùng ceftriaxone cho bệnh nhân.

 

13-a294c

 Không trộn ceftriaxone với các dung dịch chứa canxi như ringer lactate. Ảnh: TL

Ceftriaxone là một loại kháng sinh thuộc nhóm bêta-lactam nên cũng có thể gây ra nhiều phản ứng quá mẫn kể cả nhóm I (sốc phản vệ theo cơ chế tiền mẫn cảm-IgE) và nhóm IV (quá mẫn muộn qua trung gian tế bào lympho T). Tuy nhiên, tính chung thì tần suất phản ứng quá mẫn đối với ceftriaxone là khoảng 3%, thấp hơn và hiếm gặp sốc phản vệ hơn so với penicillin. Hiện nay, cơ chế gây sốc phản vệ do ceftriaxone vẫn chưa được chứng minh và giải thích thỏa đáng.

Sốc phản vệ do ceftriaxone gần như không dự đoán được. Cho nên, ngoài những thủ tục thường quy bắt buộc khi sử dụng ceftriaxone như thử nghiệm phản ứng trên da, cần phải có sẵn bộ cấp cứu sốc phản vệ ngay bên cạnh khi tiêm thuốc cho bệnh nhân và cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sau khi dùng thuốc ít nhất là 30 phút. Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh khác cùng nhóm nếu có thể được. Chỉ sử dụng ceftriaxone trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào tốt hơn.

Không dùng thuốc đối với các trường hợp phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em. Ceftriaxone có thời gian bán hủy dài và hoạt phổ rộng nên khi sử dụng chỉ nên tiêm ngày 1 lần đối với tất cả các liều chỉ định.

Theo Dược sĩ Linh Quân (SK&ĐS)


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Giới thiệu

Lịch sử phát triển bệnh viện

Sau năm 1975, được sự tiếp quản xây dựng từ Cơ sở Y tế quận Buôn Hô. Lúc đầu là Bệnh xá sau đổi tên là Bệnh viện Huyện Krông Búk cho đến năm 1990. Việc sát nhập với Phòng Y tế Huyện, Bệnh viện được đặt tên là Trung tâm Y tế Huyện Krông Búk (1990 – 2006). Từ năm 2007 đến 2009: Trung tâm Y tế Huyện...

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay2,352
  • Tháng hiện tại20,163
  • Tổng lượt truy cập8,598,270
Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến nhận xét về bệnh viện?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi